Trong nhiều năm qua, các CPU Intel và AMD giả mạo đã lưu hành rất nhiều trên thị trường công nghệ, hầu hết đều được phản ánh trên các diễn đàn trực tuyến. Người mua đặt hàng mua một con CPU Intel hoặc AMD bất kỳ, chụp ảnh lại và sau khi chuyển khoản thì nhận lại được một con CPU không giống với sản phẩm đã đặt hàng. Để đánh lừa người dùng thiếu kinh nghiệm, kẻ lừa đảo đã giả mạo IHS bên ngoài vì IHS bên ngoài mang thông tin quan trọng của chính CPU như tên quy trình, số, mã thông số, xung nhịp và logo của hãng.
IHS có thể được thay thế theo hai cách, cách đầu tiên kẻ lừa đảo giữ cùng IHS và “chế” nó vào CPU thế hệ cũ. Cách hai là thay đổi thông số của IHS bên ngoài, kẻ lừa đảo có thể mua hoặc tạo ra một số nhãn dán IHS khác có sẵn trên thị trường và dán chồng lên trên IHS của CPU cũ. Ở cách thứ hai này, thường thì người dùng thiếu kinh nghiệm và không kiểm tra kỹ hàng sẽ dễ dàng bị đánh lừa.
Mặc dù các khách hàng là người dùng cuối chủ yếu là nạn nhân chính của việc lừa đảo này. Nhưng các nguồn tin cũng cho biết, ngay cả Intel Trung Quốc cũng đã bị “chơi xỏ” và buộc phải đưa ra tuyên bố về các CPU giả mạo này. Theo Intel, một số chủ cửa hàng và đại lý bán lẻ đã gửi RMA CPU bị giả mạo tới hãng nhằm được đổi CPU mới. Tất nhiên, do là sản phẩm giả mạo thông tin nên Intel đã từ chối bảo hành.
Intel đã nói rằng họ sẽ không chỉ từ chối quy trình RMA / Bảo hành cho các CPU như vậy mà còn có thể có hành động pháp lý đối với người bán các CPU này. Số lượng CPU giả được Intel báo cáo là rất lớn và những người bán này có khả năng bán những CPU này trên thị trường trực tuyến với giá rất cao do thiếu hụt nguồn cung CPU Intel thế hệ thứ 8 và thứ 9.
Theo Báo Sức Khoẻ Cộng Đồng